Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Những điều cần lưu ý trước khi Nâng ngực

Nếu có ý định nâng ngực, chị em nên tuân theo các lời khuyên dưới đây của bác sĩ để không phải trả giá đắt cho việc làm đẹp.

1. Chỉ nâng ngực khi cần thiết


GS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cho hay trước khi quyết định phẫu thuật nâng ngực, chị em cần phải trả lời câu hỏi: Liệu mình có thực sự cần nâng ngực hay không? 

Lưu ý trước khi Nâng ngực 1


Với những trường hợp vú teo nhỏ, sa trễ (bẩm sinh hoặc sau khi sinh con), phì đại, làm đẹp vòng một là nhu cầu chính đáng. Song, cải thiện bằng cách nào, chị em cần tư vấn bác sĩ thẩm mỹ để chọn ra biện pháp nâng ngực tốt nhất với mình. Ví dụ, để điều trị dị tật, thiếu hoàn toàn ngực hoặc cơ ngực lớn, phải sử dụng mỡ, hoặc túi độn ngực để làm tăng thể tích. Người sau khi chửa đẻ, hoặc ngực nhỏ bẩm sinh có thể dùng túi độn ngực hoặc ghép mỡ. Những người bị sa trễ vú có thể treo tuyến vú hoặc treo vú cộng với đặt túi độn ngực để cải thiện hình dáng ngực. Với trường hợp đầu vú to, việc thu nhỏ đầu vú cũng có thể được thực hiện trong khi nâng ngực.

Theo bác sĩ, phẫu thuật đặt túi ngực làm đẹp cần phải bảo tồn các chức năng sinh lý tự nhiên về cảm giác, bảo tồn hoạt động của tuyến vú. Để bảo toàn tuyến vú, túi ngực sẽ được đặt ở vị trí xa tuyến vú, vì nếu đặt ngay sau tuyến vú sẽ có thể gây xơ hóa, ảnh hưởng đến việc tiết sữa sau này.

2. Không giấu bệnh

Vẫn theo GS Sơn, những người mắc bệnh chuyển hóa, đái đường, tim mạch, gan thận, tâm thần tuyệt đối không nên nâng ngực.

Về điều này, TS Nguyễn Huy Thọ, Phó Chủ tịch Hội phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ Hà Nội, cũng khuyến cáo trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, bệnh nhân giấu bệnh là một điều cực kỳ nguy hiểm.

“Nhiều bệnh nhân mang bệnh lý tim mạch, huyết áp cao, khi sử dụng thuốc tê, thuốc mê dễ có biến chứng hậu phẫu. Ở bệnh viện 108 trước đây, khi làm phẫu thuật chúng tôi phát hiện một trường hợp máu không đông nên đã không thực hiện phẫu thuật. Sau đó, bệnh nhân này đến một phòng mạch khác, bác sĩ chủ quan không kiểm tra, xét nghiệm, khi phẫu thuật đã xảy ra tai biến chảy máu, trong suốt 7 ngày với sự tham gia của nhiều y bác sĩ mới cứu được bệnh nhân”, TS Nguyễn Huy Thọ cho biết.

3. Chọn địa chỉ tin cậy

TS Nguyễn Huy Thọ cho hay đây là nguyên tắc rất quan trọng. Thực tế đã có rất nhiều vụ tai biến, thậm chí tử vong do được làm tại các cơ sở mà chủ cơ sở thiếu kinh nghiệm.

Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, hai kỹ thuật được quan tâm nhiều nhất đó chính là kỹ thuật gây tê và gây mê. Thường thì gây tê có thể được làm tại các thẩm mỹ viện tư, nhưng gây mê phải làm ở bệnh viện có đội ngũ bác sĩ có tay nghề và có trang thiết bị đầy đủ.

Trong quá trình gây tê, nếu không thử thuốc trước sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây sốc phản vệ, mặc dù ít khi xảy ra nhưng khi bệnh nhân gặp phải tình trạng này mà không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ nguy hiểm tới tính mạng là khá cao.

Với những phẫu thuật gây chảy máu nhiều cũng khá nguy hiểm, trong phẫu thuật nâng ngực nếu quá trình cầm máu không tốt, tràn máu, tràn khí vào khoang phế mạc, gây ép phổi cũng là một biến chứng nguy hiểm. Một biến chứng khác cũng có thể xảy ra trong quá trình gây mê, việc không để ý nồng độ ôxy, để nồng độ này tụt xuống quá thấp cũng là một vấn đề cần lưu ý.

Do đó, chuyên gia này khuyến cáo: “Chị em không chỉ cần chọn bác sĩ có tay nghề cao mà còn phải chọn các bác sỹ có kinh nghiệm, đó là các bác sỹ đã từng làm việc tại các bênh viện lớn, hơn nữa cơ sở phẫu thuật mà bệnh nhân chọn phải có đủ trang thiết bị và có đông bác sỹ và y tá tham gia”.

4. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ

Theo các chuyên gia, để đảm bảo quá trình nâng ngực thành công và không có biến chứng trong và sau khi thực hiện, bệnh nhân phải luôn tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

“Mỗi bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau cho mỗi bệnh nhân của mình. Song, bệnh nhân nên tuân thủ theo những chỉ dẫn đó để tránh kết quả không mong muốn như: chế độ bất động một số ngày sau phẫu thuật để phòng chảy máu, chế độ massage những tuần sau mổ phòng biến chứng co bao...", TS Thọ cho hay.

Quy trình thực hiện nâng ngực bằng bơm mỡ tự thân:

Lưu ý trước khi Nâng ngực 2


Bước 1: Thăm khám và tư vấn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ gặp trực tiếp bạn và xem xét tình trạng ngực có phù hợp phương pháp cấy mỡ hay không sau đó đo đạc vùng mỡ thừa, tính toán lượng mỡ lấy ra và cấy vào vùng ngực bao nhiêu cho hợp lý.

Bước 2: Thực hiện xét nghiệm sức khỏe tổng quát để bảo đảm bạn hoàn toàn khỏe mạnh.

Bước 3: Gây mê nhẹ nhàng giúp toàn bộ quy trình làm đẹp của bạn diễn ra thật suôn sẻ.

Bước 4: Bác sĩ hút mỡ tại những nơi xác định như bụng, hông hay đùi, …bằng máy chuyên dụng

Bước 5: Mỡ sau khi lấy ra sẽ được đưa vào một máy chiết lọc ly tâm thế hệ mới, máy sẽ giúp chọn ra những tế bào mỡ khỏe mạnh nhất có khả năng tồn tại trong vùng ngực lâu dài.

Bước 6: Tiêm mỡ vào vùng mô tuyến vú, ngực ngay lập tức nảy nở hơn.

Quy trình đặt túi độn ngực 

Lưu ý trước khi Nâng ngực 3


Bước 1: Tư vấn trước khi gặp bác sĩ thực hiện để tìm hiểu kỹ tình trạng, đặc điểm và khuyết điểm ngực của mình để lựa chọn loại túi ngực phù hợp nhất.

Bước 2: Bác sĩ chuyên khoa sẽ khám sức khỏe và làm các xét nghiệm để quyết định khách hàng có đủ tiêu chuẩn đặt túi ngực hay không.

Bước 3: Tiến hành đặt túi ngực tại bệnh viện.

Bước 4: Một tháng sau khi đặt túi ngực, nâng ngực khách hàng cần massage theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giúp tuần hoàn tốt, làm ngực mềm mại và đẹp một cách tự nhiên.


Nguồn vietbao.vn

1 nhận xét:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.